SINH VIÊN CÔNG GIÁO NÔNG NGHIỆP
SINH VIÊN CÔNG GIÁO NÔNG NGHIỆP



 
Trang ChínhMusIC MuSiC GalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» phương án chữa bệnh sẹo lồi các phương thuốc dân gian
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Fri Mar 25, 2016 4:15 pm

» Đi đái nhiều về đêm là bệnh gì
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Fri Mar 11, 2016 10:35 am

» Nên Khám nam khoa chổ nào
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Wed Mar 09, 2016 4:21 pm

» Điều trị hôi nách với kem đnáh răng
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Fri Feb 26, 2016 10:18 am

» Hôi nách ở trẻ nhỏ
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Fri Jan 08, 2016 2:10 pm

» Mẹo chống xuất tinh sớm cho nam giới
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Thu Jan 07, 2016 4:47 pm

» Mẹo chữa hôi nách tận gốc
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Tue Oct 27, 2015 10:22 am

» Điều trị bệnh liệt dương
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Mon Oct 19, 2015 3:41 pm

» Thế nào là phương pháp điều trị bệnh hôi nách đơn giản
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Wed Oct 07, 2015 3:17 pm

» Cây cỏ sữa làm đẹp da
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby caysuado1a Thu Oct 01, 2015 7:21 pm

» Thế nào là bệnh hôi nách
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Thu Oct 01, 2015 9:58 am

» Cách điều trị bệnh xuất tinh sớm
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Tue Sep 22, 2015 4:45 pm

» Như thế nào là suất tinh sớm
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Mon Sep 21, 2015 3:03 pm

» Phòng khám thiến tâm chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Thu Sep 17, 2015 2:13 pm

» U tiền liệt tuyến chữa ở đâu
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Tue Sep 08, 2015 2:29 pm

» Tiểu buốt ở nam giới chữa trị ở phòng khám nào
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Fri Sep 04, 2015 10:34 am

» Cách chữa bệnh viêm bàng quang ở đàn ông ra sao
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Sat Aug 29, 2015 2:38 pm

» Bệnh đi đái ra máu ở nam
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Tue Aug 25, 2015 4:36 pm

» Tìm hiểu xuất tinh sớm ở nam giới
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Sat Aug 15, 2015 3:19 pm

» Viêm tiền liệt tuyến ở nam giới là gì
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Emptyby bevoll Thu Aug 13, 2015 2:18 pm

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Mr. Mitto Thảo0987302210

Share|

nội dung học lớp LHV ngày 6/3

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
vuvanthuan22
vuvanthuan22
Tổng số bài gửi : 31
Join date : 25/11/2010
nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Empty
Bài gửiTiêu đề: nội dung học lớp LHV ngày 6/3 nội dung học lớp LHV ngày 6/3 EmptySat Mar 05, 2011 11:26 am

nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Ttt01110 nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Tt03-310

Bài 1
Tìm hiểu Linh Hoạt Viên

I. Linh hoạt viên - họ là ai? Làm gì?

1. Linh Hoạt Viên không phải là
- Một người lãnh đạo chỉ quy từ bên trên ban mệnh lệnh xuống buộc mọi người làm theo
- Một người trưởng đứng đầu, là mẫu gương cho mọi người noi theo
- Một giám đốc hay trưởng phòng đứng ngoài quan sát, kiểm tra, chỉ trỏ này nọ…

2. Nhưng là….
- Linh hoạt viên nên một với nhóm, liên kết mật thiết nhóm và với từng thành viên
- Linh hoạt viên chia sẻ, trao tặng, truyền thông cho nhóm những gì mình có, mình biết và đem sự sống lại cho nhóm, làm cho nhóm sống - lớn lên – phát triển theo những tiềm năng và hoàn cảnh của nhóm, quan trọng là hợp với những mục tiêu của nhóm.
- Linh hoạt viên cũng là người đi gieo hạt làm nảy mầm và làm cho lớn lên. Chính bằng cách đem lại sự sống cho nhóm mà Linh hoạt viên tác động trên các thành viên để họ đạt tới mục tiêu đã nối kết họ lại với nhau trong cùng một công việc.
- Linh hoạt viên là người đi trước dọn đường và chỉ đường, nhưng vừa khi các thành viên có thể tự đi được lập tức ẩn mình, lui bước tạo điều kiện cho thành viên khác phát triển. Linh hoạt viên cung ứng năng lực để nhóm có thể tự lực, tự quản chứ không duy trì mãi quyền chỉ huy. Do đó, Linh hoạt viên phải là người muốn giấu mình, xoá mình, từng bước với những gì diễn tiến. Như người cha đem lại sự sống cho con, giúp nó tự sống và tự lập, và ngày nào đứa con có thể tự mình đứng vững thì liền nép mình sau đứa con, thu nhỏ mình lại.
=> LHV là chiến sỹ Chúa Thánh Thần nơi mình sống, vì vậy phải sống và hoạt động theo ơn Chúa Thánh Thần để rao truyền Tin Mừng.

3. Muốn được như thế linh hoạt viên cần phải
- Hiểu biết nhóm và mục tiêu nhóm theo đuổi
- Giúp nhóm ý thức về mình, về mục tiêu, sứ mạng của nhóm, các quy luật tâm lý chi phối nhóm, nhu cầu nhóm, các khát vọng tiềm ẩn.
- Tạo điều kiện cho mỗi người nhận lấy trách nhiệm riêng, trách nhiệm của mình trong nhóm.

II. Những phẩm chất của một linh hoạt viên

1. Tính quả quyết, dũng cảm trong điều mình xác tín và có ý chí để thực hiện (quan trọng nhất).
Trong con người chúng ta, tình cảm thì yếu ớt, tính khí thì dễ thay đổi: một buổi sáng nào đó thức dậy, chúng ta cảm thấy hồ hởi, nhưng lúc khác lại rầu rĩ. Khi thành công thì phấn khởi, nhưng gặp trở ngại lại đâm ra chán ngán. Bất cứ ai có trách nhiệm hướng dẫn người khác phải có khả năng kiểm soát những nỗi hoài nghi và tâm trạng bất an đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, người ấy cũng không được nản chí. Người ấy không bao giờ để cho sự buồn chán và nỗi sợ hãi làm cho mình bị khuất phục, chỉ tập trung làm thế nào để vượt thắng và giúp người khác cũng thắng vượt được những điều đó.

2. Việc lãnh đạo huynh đệ đoàn không bao giờ là công việc của một cá nhân, nhưng là của một nhóm (cốt yếu).
Chính huynh đệ đoàn được thành lập bởi nhiều con người, với những hoàn cảnh bản thân và gia đình rất khác biệt và mức độ xác tín dấn thân vào đời sống tông đồ và huynh đệ cũng khác biệt. Những sáng kiến chúng ta đề ra liên hệ tới các anh chị em đó, làm xáo trộn chương trình của họ, mở ra những viễn tưởng mới và những nỗi lo lắng trong tâm trí họ. Con người sợ cái mới và cái chưa biết!
Một linh hoạt viên phải có khả năng chịu đựng sự hoài nghi và sợ hãi, và đôi khi cả tâm lý thất bại về phía những người chung quanh và những người mình xin họ giúp đỡ và cộng tác. Người ấy sẽ được nghe nói sáng kiến đã đề ra là bất khả thi, đường lối đã chỉ dẫn là không thực tiễn. Người ấy được khuyên từ bỏ hoặc ít nữa là triển hạn. Theo nghĩa đen, để trở thành một linh hoạt viên, người ấy phải có khả năng, bằng lý luận của mình, chứng minh rằng có thể vượt qua được những sự chống đối. Và tiếp đến là: trấn an, khuyến khích và lôi kéo kẻ do dự, với nhiệt huyết của một người xác tín sâu sa rằng: có bán đi mọi thứ để chiếm cho bằng được “kho tàng chôn dấu” thì cũng đáng.

3. Sự mềm dẻo, uyển chuyển (thoạt nhìn có vẻ tương phản với hai phẩm chất kia).
Điều quan trọng là phải ghi nhớ mục đích tổng quát, dự án căn bản. Nhưng các phương tiện và cách thức đạt tới đích phải thay đổi bao lâu mà tình hình đang còn tiến triển. Nếu công việc tỏ ra quá nặng nề, thì thu bớt dự án lại. Nếu dự án thực hiện quá lớn, thì nên tìm kiếm thêm các cộng tác viên bên ngoài, các đồng minh. Nếu không thể đạt được tất cả các mục tiêu, thì phải tạo ra những cơ hội khác. Nếu chi phí quá cao, thì phải kiếm các phương tiện tài trợ khác.
Khi quan hệ với những cộng tác viên cũng cần phải uyển chuyển. Không phải tất cả mọi người đều kiên trì từ lúc bắt đầu cho tới khi đạt được mục tiêu. Linh hoạt viên phải sẵn sàng khích lệ và giúp họ kiên nhẫn, nhưng nửa chừng cũng có thể thay thế họ bằng những người khác.

4. Khả năng hiểu được người khác.
Hiểu những phẩm chất và tiềm năng của họ, cũng như những giới hạn và điểm yếu của họ. Chú ý đừng để những dáng vẻ bên ngoài làm cho mình bị mê hoặc như: ăn nói lưu loát, dễ sôi nổi, trực giác tốt. Tuy nhiên, thường những người thinh lặng và khiêm tốn mới phục vụ cống hiến liên tục, bền bỉ dấn thân và cộng tác một cách xác tín.
Nói cách khác, điều cần thiết là phải sử dụng đúng người, đúng việc và đúng thời điểm, yêu cầu mỗi một anh chị làm những gì người ấy có thể làm mà không đòi hỏi hơn. Tránh để cho bất cứ người nào có cảm tưởng là mình độc quyền hoặc bị gạt ra bên ngoài.
=>Chú ý: biết tôn trọng người khác sẽ luôn đúng giờ trong mọi việc

Bài 2
KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU MỘT BÀI HÁT SINH HOẠT
I. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN ĐỊNH:

1.Loại bài hát suông:
Trong một số nghi thức như: câu chuyện dưới cờ, câu chuyện tàn lửa ở đất trại, tĩnh tâm cầu nguyện của giới trẻ, để giữ bầu khí thiêng liêng và một khoảnh khắc thinh lặng nội tâm, Linh Hoạt Viên yêu cầu mọi người đứng nghiêm trang, hướng dẫn vài lời đưa vào chủ đề, mời hát chậm rãi, vừa đủ nghe, không vỗ tay, không làm động tác hay cử điệu.

Ví dụ: Anh em chúng ta chung một đường lên, chung một đường lên đến nơi Nguồn thật...
Trong đêm u tối chúng ta ngồi quây quần, lửa hồng soi bóng...

2.Loại bài hát có vỗ tay:
Trong sinh hoạt, để gây bầu khí vui tươi nhộn nhịp, Linh Hoạt Viên có thể đề nghị vỗ tay theo nhịp hoặc theo tiết tấu của bài hát, vỗ toàn bài hay chỉ vỗ cuối câu, hoặc chỉ vỗ ở một số từ nào đó trong câu thay vì hát thành lời.
Ví dụ: Tang tang tang tình tang tính, ta ca ta hát vang lên...
Vỗ tay, vỗ tay, cùng nhau hát mà vui cười...

3. Loại bài hát có động tác:
Trong sinh hoạt, Linh Hoạt Viên có thể dùng các động tác đơn giản, dứt khoát, kèm theo từng câu của Bài Hát Sinh Hoạt, thường là 4 động tác ( nếu là nhịp 2/4 và 4/4 ) hoặc 3 động tác ( nếu là nhịp 3/4 ) cứ lập đi lập lại, ăn với các phách mạnh nhẹ của câu nhạc. Loại bài hát này có tác dụng gây bầu khí sôi nổi, giúp thư giãn, tỉnh ngủ khi phải ngồi mỗi một chỗ đã lâu.
Ví dụ: Lu lu lá lù, lù lá lu là lu la lế...
Ta hát to hát nhỏ nhò nho...


4. Loại bài hát có vũ điệu:
Loại bài dùng làm các tiết mục trình diễn của một Nhóm, một Đội, hay một toán bạn trẻ trên các sân khấu bỏ túi, văn nghệ quần chúng, hoặc trong các dịp đốt lửa trại. Vì mang nhiều tính nghệ thuật nên cần phải được tập luyện nhuần nhuyễn, đạt mức độ tương đối khá về nghệ thuật.
Ví dụ: Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nè, 1 2 3 4 5...
Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ...

5. Loại bài hát có cử điệu:
Loại Bài Hát Sinh Hoạt đặc biệt này cho tới nay vẫn còn ít được sử dụng. Thật ra, dạng này rất dễ sáng tác, dễ lồng các cử điệu vào, lại dễ tập cho cả tập thể đứng vòng tròn hoặc ngồi hoặc đứng ngay trong lớp học. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia một cách hứng thú, sinh động, gây ấn tượng sâu xa nhờ ý nghĩa của lời hát được minh họa bằng các cử điệu đơn sơ gần gũi với đời sống thường nhật.
Ví dụ: Người khôn xây trên đá ngôi nhà chắc chắn và xinh...
Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua...
Có năm người ở Ô Không May, đó là người em chưa thương mến...
Thà rằng đốt lên ngọn lửa cháy, thà rằng đốt lên cây đèn sáng...

II. ĐỊNH NGHĨA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

1.Cử chỉ: Cách làm, cách mô tả, cách minh họa, cách diễn đạt một sự vật, một sự việc hay một ý tưởng trừu tượng cũng như thiêng liêng bằng đôi bàn tay.
2.Dáng điệu: Vẻ bề ngoài của khuôn mặt, của toàn thân mình luôn ăn khớp với nhịp độ của các động tác, của giai điệu bài hát cũng như ý tưởng từng lời của bài hát.
Vậy, Bài Hát có Cử Điệu chính là một dạng bài hát ngắn có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu đơn giản rõ nét, để diễn tả tối đa nội dung của từng câu, từng ý trong bài hát.

III. GIÁ TRỊ CỦA CỬ ĐIỆU:

Các cử điệu mang tính cách tế nhị, kín đáo, lại vừa phong phú về mặt biểu hiện cảm xúc của người Đông Phương ( Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam... ) thì các cử điệu, dẫu không dùng đến lời nói, vẫn có thể diễn đạt nhiều ý tứ sâu sắc.

Thậm chí, các cử điệu còn được ứng dụng một cách tự nhiên trong việc giáo dục nhân bản và tâm linh không chỉ đối với trẻ em mà cho cả người lớn trong các mối tương quan với chính mình, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế. Cử điệu diễn tả lòng tri ân, sự kính trọng, quan niệm sống bác ái, vui tươi lạc quan... Cử điệu giúp bầy tỏ những tính cách và ước nguyện kín ẩn của nội tâm như vâng phục, khiêm tốn, hồn nhiên trong sáng... Với tín ngưỡng, cử điệu có thể thay cho một lời tuyên xưng về các nhân đức như xác tín, phó thác, yêu mến...

IV. CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

Để đạt được thành công, Linh Hoạt Viên cần ý thức về bầu khí, về khung cảnh, về đối tượng tham gia, về mục tiêu nhắm tới để chuẩn bị cho xứng hợp. Cần chú ý các yếu tố sau đây:

1. Về Bài Hát Sinh Hoạt: nên sáng tác hoặc chọn các bài hát ngắn, cân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, có ý tứ đơn giản dễ thương, trải ra trong 16 trường canh, theo nhịp 2/4 tươi tắn khỏe mạnh hoặc nhịp 3/4 duyên dáng nhẹ nhàng.

2. Về cử điệu kèm theo: mỗi câu hát chỉ nên chọn minh họa bằng 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, nhịp ăn khớp với tiết tấu nhạc, thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp với động tác chân và sự di chuyển thân mình, đồng thời hài hòa với ánh mắt và nét mặt.

3. Về tập thể tham dự: nên chọn hình thức vòng tròn cho sinh hoạt ngoài trời, bán cung nếu nhắm đến một nghi thức như cầu nguyện, tĩnh tâm, cũng đôi khi phải ứng biến ngay trong lớp học.

4. Về Linh Hoạt Viên: nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu một cách chậm rãi rõ ràng, tập cho tập thể, sau đó làm nháp và chính thức. Có thể cho điểm số 1–2, nếu cần có các cặp làm cử điệu đối xứng. Có thể giới thiệu ý nghĩa bài hát trước hoặc sau khi đã cùng làm.

V. DIỄN XUẤT CÁC CỬ ĐIỆU:

Linh Hoạt Viên đòi hỏi có nhiều sáng kiến, biến báo và có tâm hồn sâu sắc, giàu cảm xúc, nên có thể dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện các cử điệu cho đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng, đạt mức nghệ thuật tối thiểu. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý về các cử điệu:

1.Thống nhất đầu-cuối: nhanh hay chậm, dí dỏm hay trang trọng, sôi nổi hay dịu dàng, sao cho thích hợp với nội dung và tính cách của bài hát, tuy vậy đôi khi vẫn có thể thay đổi nhịp độ và tiết điệu để gây ấn tượng, đồng thời kết hợp các tiếng hò, tiếng hô, tiếng gọi, băng reo để tạo bầu khí sinh động.

2. Thứ tự trái-phải: tay trái thường làm trước tay phải, chân trái cũng bước trước chân phải, do vậy thân mình cũng quay sang trái trước rồi quay sang phải sau.

3.Đối xứng trước-sau: cử điệu thường sẽ được đưa lên rồi lại đưa xuống đưa sang trái rồi lại đưa sang phải, vươn tới trước rồi lại thu về phía mình, mở rộng ra ngoài rồi lại kéo vào trong.

=>Với 3 yếu tố căn bản nêu trên, các cử điệu cần phải liền lạc, không đứt quãng đột ngột, tất cả làm thành một chu kỳ diến diễn hài hòa, đẹp mắt mà lại có ý nghĩa.


VI. HIỆU QUẢ CỦA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

Bài hát có cử điệu thường được các Linh Hoạt Viên vận dụng nhằm các mục đích như sau:

1.Xáo trộn vị trí: một số bài có cử điệu sẽ khéo léo xáo trộn chỗ của mỗi người trong vòng tròn một cách tự nhiên, không gượng ép, tránh được việc cụm lại thành các Nhóm nam-nữ riêng rẽ.

2.Gây dựng bầu khí: bài hát có cử điệu luôn tạo được sự vui tươi linh hoạt, làm nên tâm tình hiệp nhất trong tập thể, xóa nhòa mọi cách biệt tuổi tác, phái tính, trình độ và tâm lý bỡ ngỡ hoặc khép kín trong các dịp họp mặt, lửa trại, sinh hoạt vòng tròn ngoài trời...

3.Góp phần giáo dục: bài hát có cử điệu chuyển tải được các nội dung giáo dục hướng thượng và vị tha một cách nhẹ nhàng mà lại thấm thía, tránh được kiểu nói nặng về huấn đức khô khan.

4.Minh họa sứ điệp: bài hát có cử điệu trong Giáo Lý thường là các bài ca ý lực, diễn ý các câu Lời Chúa, diễn tả cách đơn giản các mệnh đề tín lý và luân lý, có thể dùng trong sinh hoạt hoặc cầu nguyện ở đầu, ở giữa hay ở cuối tiết dạy Giáo Lý.
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, trích NỐI LỬA CHO ĐỜI số 1










nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Tt07-610 nội dung học lớp LHV ngày 6/3 Tt09-410

Về Đầu Trang Go down

nội dung học lớp LHV ngày 6/3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SINH VIÊN CÔNG GIÁO NÔNG NGHIỆP :: $$$$$$$$$$$$$Các nhóm nhỏ$$$$$$$$$$$$$$$ :: Linh hoạt viên-